Bài 1. Cho số nguyên n (n>0). n được gọi là số nguyên tố nếu n chỉ chia hết cho 1 và chính nó.
Ví dụ: các số nguyên tố là: 2,3,5,7,11,13.... các số này chỉ chia hết cho 1 và chính nó.
Yêu cầu: Nhập n từ bàn phím. In ra Yes nếu n là số nguyên tố, No nếu n không phải là số nguyên tố
test 1
input: 10
output: No
Giải thích: Vì 10 chia hết cho 2 ngoài 1 và 10 nên 10 không phải số nguyên tố
test 2
input: 13
output: Yes
Giải thích: Vì 13 chỉ chia hết 1 và 13 nên 13 là số nguyên tố
HD:
- Để biết một số có phải là số nguyên tố không, ta thực hiện đếm số ước của số đó.
- Sau khi đếm xong, nếu số ước = 2 thì số đó là số nguyên tố, ngược lại thì không phải.
Bài 2: Cho 2 số nguyên a, b. Ước chung của a,b là số mà a và b đều chia hết.
Viết chương trình nhập vào 2 số nguyên a, b. In ra các ước chung của a, b.
Hướng dẫn: xét các số từ 1 đến a (hoặc b), kiểm tra xem cả a và b có chia hết không, nếu chia hết thì in ra
Bài 3: Cho 2 số nguyên a, b. Ước chung của a,b là số mà a và b đều chia hết.
Viết chương trình nhập vào 2 số nguyên a, b. In ra tổng các ước chung của a, b.
Hướng dẫn: xét các số từ 1 đến a (hoặc b), kiểm tra xem cả a và b có chia hết không, nếu chia hết thì cộng vào tổng.
Bài 4: Cho 2 số nguyên a, b. Ước chung của a,b là số mà a và b đều chia hết.
Viết chương trình nhập vào 2 số nguyên a, b. In ra ước chung lớn nhất của a, b.
Hướng dẫn: xét các số từ 1 đến a (hoặc b), kiểm tra xem cả a và b có chia hết không, nếu chia hết thì lưu số đó vào biên max. Ước chung cuối cùng được tìm thấy là ước chung lớn nhất.
0 Nhận xét