Bài 1: Cho số nguyên n, in ra các ước của n. Ước của n là số
mà n chia hết.
Input: 10
Output: 1, 2, 5, 10
Giải
thích: với n=10 ta thấy số 10 chia hết
cho các số: 1,2,5,10
Hướng dẫn: để in các số trên một dòng thì sử dụng lệnh print(,
end= “,”)
Bài 2: Cho số nguyên n, in ra tổng các ước của n.
Input: 10
Output: 18
Giải
thích: với n=10 ta thấy số 10 chia hết
cho các số: 1,2,5,10. Nên tổng của các ước này là 1+2+5+10=18
Bài 3: Cho số nguyên n, đếm số ước của n.
Input: 10
Output: 4
Giải
thích: với n=10 ta thấy số 10 chia hết
cho các số: 1,2,5,10. Nên 10 có 4 ước.
Bài 4: Cho số nguyên n, số n được gọi là số Hoàn Hảo nếu tổng
các ước của n bằng 2 lần n. In ra Yes nếu n là số hoàn hảo, in ra No nếu n
không phải số hoàn hảo
Input 1: 10
Output 1: No
Giải
thích 1: với n=10 ta thấy số 10 chia
hết cho các số: 1,2,5,10. Tổng của các ước 1+2+5+10=18 không bằng 2 * 10=20
(không bằng 2 lần n)
######################################################
Input 2: 6
Output 2: Yes
Giải
thích 2: với n=6 ta thấy số 6 chia hết
cho các số: 1,2,3,6. Tổng của các ước 1+2+3+6=12
2 lần n: 2 * 6 =12. Vậy n = 6 là số hoàn hảo
0 Nhận xét